Trường THPT Lâm Hà - Diễn đàn 12a2 .
Khách viếng thăm sẽ rất thiệt thòi đấy!!! Đăng nhập để chia sẻ... Login để yêu thương... ^^
Trường THPT Lâm Hà - Diễn đàn 12a2 .
Khách viếng thăm sẽ rất thiệt thòi đấy!!! Đăng nhập để chia sẻ... Login để yêu thương... ^^
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
:: Diễn đàn học sinh lớp 12A2 (2011-2012) ::
Most Viewed Topics
Cách bấm logarit bằng máy tinh Casio Fx 500 MS và 570 MS
Hướng dẫn làm Bài tập và thực hành 9 Tin học 12
Hướng dẫn giải Bài tập và thực hành 8 Tin học 12
Báo tường chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam
Một số phần mềm hỗ trợ Warcraft III
Công dụng của các item trong DotA
Ảnh trại 26-3 của trường THPT Lâm Hà (đủ các lớp)
Xem điểm kiểm tra của học sinh trường THPT Lâm Hà
Giải bài tập thực hành tin học 11- Pascal trong SGK
Bài thực hành Tin 12 - Chương II+III (cập nhật Bài TH 8 & 9)

Về đầu trang Những điều cần lưu ý khi tham gia thảo luận bài viết trên diễn đàn 12a2
1.Không spam. Xem rõ nội quy của chúng tôi Ðây
2.Thể hiện văn hóa bằng cách bấm "Cảm ơn" với các bài viết bạn thích.


Về đầu Trang Dù không học cùng nhau nữa nhưng mỗi thành viên chúng ta sẽ luôn hướng về 12a2
- KHI LÒNG TỐT BỊ LỢI DỤNG




V? Ð?u Trang
tinheo_a2
tinheo_a2


Tổng số bài gửi : 156
Được cảm ơn : 3
Ngày tham gia : 16/05/2011
Tổng số bài gửi : 156
Được cảm ơn : 3
Ngày tham gia : 16/05/2011
Về Đầu TrangBài gửiTiêu đề: KHI LÒNG TỐT BỊ LỢI DỤNG KHI LÒNG TỐT BỊ LỢI DỤNG I_icon_minitimeSat May 28, 2011 4:58 pm

Chia s?

Lừa đa phương thức

Đang hối hả đạp xe đến chỗ làm thêm bổng tôi giật mình khi thấy cảnh một người già ôm lấy cô gái trẻ đang mang bầu. Cả hai mẹ con đều ăn mặc rách rưới. Họ nằm ngay cột đèn giao thông ở góc ngã tư đường Sư Vạn Hạnh và 3 tháng 2, người mẹ khóc la thảm thiết “Cô chú ơi cho con tôi xin ít tiền đi đẻ, nó chuyển dạ mà không có tiền nhập viện…”. Cô con gái thì chốc chốc lại nhăn mặt, ôm bụng. Nhìn cảnh tượng ấy tôi không khỏi mủi lòng, móc ra 20 ngàn từ trong ví đặt vào tay bà cụ, tôi vội đi cho kịp giờ làm. Đằng sau lưng tôi, vài người cũng cho tiền bà.

Đến chỗ làm, tôi kể lại sự việc cho một chị làm chung nghe, chị cười bảo : “em bị lừa rồi, cảnh này chị thấy hoài, bây giờ ăn xin diễn hay lắm! chị những người nhẹ dạ như em mới bị gạt thôi!”. Cảm giác vui mừng khi vừa làm được một việc tốt của tôi phút chốc bay mất. Hôm sau, trên đường đi học về tôi lại bắt gặp hai mẹ con hôm nọ, vẫn cái bụng bầu, vẫn khuôn mặt đó, họ van xin ở một góc đường khác.

Những người bị tật nguyền không có sức lao động đi ăn xin đã đành. Đằng này, nhiều người trẻ, khỏe vẫn ngữa tay xin tiền mọi người như không có chuyện gì xảy ra khiến tôi không ít lần bức xúc. Họ lừa lọc nhau để sống mà không cần phải làm bất kì công việc nào. Chỉ có những người tốt bụng tội nghiệp, họ bị lừa hết lần này đến lần khác mà vẫn không hay biết.

Dạo nọ, khi đi chuyến xe buýt 27 ra An sương. Chạy qua khúc Âu Cơ, trên xe, tôi thấy hai ông bà cụ dìu nhau đi trên đường. bỗng bà cụ ngã ra… xỉu rồi ông cụ cứ thế vừa lay, vừa khóc vừa nhìn… mọi người. Tôi ngạc nhiên khi thấy chẳng có ai đến giúp đỡ, nhìn vẻ mặt tôi chị xé vé thở dài “Hai vợ chồng này có một chiêu xài hoài nên ai cũng lờn hết, chỉ có khách đi đường lạ mới cho tiền thôi!”. “Lại một chiêu lợi dụng lòng tốt của người khác” — Tôi nghĩ thầm trong bụng.

Cách đây không lâu, tôi từng đọc một bài viết về màn kịch của một người đàn bà bán gánh đậu hủ. Trong một lần không may mắn bị ngã đổ gánh đậu hủ, bà đau lòng ngồi khóc và được người đi đường thương tình góp tiền cho. Thế là dù gánh đậu hủ không còn nhưng bà không cần đi bán vẫn kiếm được… hơn 700 ngàn tiền lời. Được nước làm tới, người đàn bà bán đậu hủ này diễn đi diễn lại vở kịch vài lần nữa mới bị vạch trần thủ đoạn. Phải chăng việc tranh thủ tình thương giữa người với người quá dễ dàng nên những người như người đàn bà bán đậu hủ kia mới có cơ hội lừa mọi người thêm vài lần nữa?

Cùng bức xúc như tôi, cô bạn Hồng Trang (sinh viên trường Cao đẳng Tài chính Hải quan) kể lại một lần đang đón xe buýt ở bệnh viện Nhi đồng II thì có một người đàn ông khoảng 30 tuổi cầm quyển sổ khám bệnh lân la đến gần rồi buông một câu “em có tiền cho anh xin 10 ngàn, con anh xuất viện mà thiếu có 10 ngàn mà bác sĩ không cho ra…”.Cảm nhận gặp phải bọn lừa gạt, Trang không nói gì, cứ vờ như không nghe thấy. Lặp lại câu xin tiền 2, 3 lần, biết xin không được hắn liền trở mặt, vừa móc trong túi ra sắp tiền 10 ngàn, hắn nói như nạt “có 10 ngàn mà không cho được hả, muốn thì anh mày cho lại 10 ngàn nè!”. Nói xong, hắn bỏ đi. Đến giờ Trang vẫn chưa hết sốc vì bị ăn xin “dằn mặt” như vậy.

Ngày nay, ăn xin tiên tiến hơn xưa rất nhiều, họ không ngữa tay xin từng xu, từng đồng mà luôn đặt ra chỉ tiêu cho người cho qua các vở diễn “sa cơ khốn khó” chứ không phải họ không có tiền. Thường thường là 5 ngàn hoặc 10 ngàn đồng vì là số tiền nhỏ và… chẳn nên nhiều người không ngần ngại móc ra cho. Thế nhưng thử nghĩ, nếu không chỉ một người mà mười người, hai chục người bị họ gạt mỗi ngày như thế thì thu nhập của bọn lừa đảo bây giờ không phải là con số nhỏ.

Nhiều người lừa đảo một cách trắng trợn giữa ban ngày mà chẳng ai có thể ngờ được. Một dạo, Minh Thư (sinh viên trường Công thương Công nghiệp 2) và bạn đang đi bộ trên đường Nguyễn Trãi thì gặp một người phụ nữ đang đẩy chiếc xe máy trên đường. Gặp Thư, chị ta mở lời “hai em cho chị xin 10 ngàn đổ xăng được không, xe chị hết xăng mà chị đi gấp quá nên không mang tiền theo, nhà chị lai xa nữa giờ không biết sao về!”. Vốn kinh nghiệm gặp ăn xin kiểu này, Thư dứt khoát không cho. Cò kè mãi không có kết quả, Chị liền… leo lên xe đề máy chạy mất để lại sau lưng bốn con mắt ngỡ ngàng nhìn theo.

Một điểm điển hình cho kiểu đóng hụi… ăn xin. Tôi gọi như vậy vì mỗi lần đến uống nước tại quán nước mía cạnh công viên Lê Thị Riêng là một lần tôi mất một đến hai ngàn cho hai mẹ con ăn xin “quen thuộc” ở đấy. Cứ mỗi tối tầm 7 — 8 giờ là hai mẹ con ăn xin xuất hiện từ đầu đường và đi dọc hết các bàn ở quán nước mía đến cuối đường, họ không bỏ sót một bàn nào có khách. Cùng với chiếc loa cũ kĩ, người mẹ hát những bài hát… không gì buồn hơn, còn đứa con trai 7 — 8 tuổi thì xòe nón xin tiền, tôi thấy bàn nào cũng móc tiền ra cho, gặp khách xộp thì cho nhiều hơn còn khách quen thì một, hai ngàn. Như một thông lệ, thấy bong dáng hai mẹ con từ xa là những người khách ở đây… chuẩn bị tiền lẻ sẳn, họ thương cảm thì ít mà sợ bị làm phiền thì nhiều.

2. Làm người tốt: Được và mất

Có nhiều người khi làm một việc tốt, họ cảm thấy thoải mái, thanh thản trong lòng dù mất một số tiền nhỏ. Như một người từng nói với tôi “Bố thí là tích đức”. Nhưng nếu bố thí cho bọn lừa đảo, lợi dụng lòng thương, tôi chẳng thấy tích đức đâu mà chỉ thấy mọi người đang tích tiền cho chúng. Thậm chí nhiều người dù biết gặp lừa đảo vẫn móc tiền ra cho chỉ vì sợ bị làm phiền. Nắm được tâm lí “người cho”, bọn lừa đảo thường hay nhắm… những cặp tình nhân mà xin.

Vì là những chiêu lừa vặt vãnh nên chẳng ai “rỗi” để báo công an hay một ai đó có trách nhiệm, họ gặp, họ biết, họ bỏ đi vì đã rút được một bài học cho chính họ, còn những người bị lừa khác, họ không quan tâm. Gặp lừa đảo càng nhiều mọi người càng mất niềm tin vào vào nhau. Thật giả lẫn lộn nên thay vì mất tiền, nhiều người từ chối giúp đỡ dù đối phương có gặp khó khăn thật hay không. Còn những người chẳng may sa cơ thật sự thì đành cam chịu vì xã hội hiện nay đầy những bọn lường gạt nên người ta đề phòng nhau là chuyện đương nhiên. Khi lòng tốt bị lợi dụng nhiều lần, người ta sẽ không còn tin tưởng vào những nỗi khổ xung quanh.

Tôi không thể tưởng tượng được trong nhiều năm tới xã hội này sẽ như thế nào nếu những kiểu lừa như vậy không chấm dứt mà còn đa phương thức hơn. Hãy chung tay chấm dứt hiện trạng này ngay hôm nay trước khi niềm tin giữa người và người của chúng ta bị hao mòn....



V? Ð?u Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 1 trang